Loading...

Buôn bán hàng giả là thực phẩm: Hành vi đầu độc sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm

Như Báo chí đã thông tin, Công an tỉnh Hải Dương vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm giả lớn nhất từ trước đến nay, đồng thời thu giữ khoảng 5 tấn nguyên liệu sữa bột, 1 tấn tem nhãn mác và hơn 70.000 sản phẩm thành phẩm, nhiều nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc.
Đường dây dây sản xuất, buôn bán thực phẩm giả của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại quốc tế CIO do Trần Thị Mừng (trú tại phường Tân Bình, TP Hải Dương) và chồng là Nguyễn Huy Dương thành lập phân phối khắp các tỉnh thành từ miền Bắc vào miền Nam.

Theo nguồn tin của các phóng viên điều tra, sau khi có quyết định khởi tố, bị can Trần Thị Mừng được tại ngoại và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, bị can này vẫn tiếp tục mở thêm công ty để buôn bán thực phẩm.
Hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn là hành vi suy đồi đạo đức, đầu độc sức khỏe người dân, cần lên lên án và xử lý nghiêm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng VPLS Chính Pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm này có thể phải đối mặt với hình phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân. Trong đó hình phạt cao nhất là tù chung thân được áp dụng nếu thuộc một trong các trường hợp: thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể phải đối diện với hình phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, buôn bán thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo những nội dung trong hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010, Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2014 bao gồm: Cơ sở kinh doanh đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, có tem nhãn đầy đủ khi đó mới có quyền bán ra thị trường.
Việc cá nhân, tổ chức, sản xuất hàng hóa thực phẩm kém chất lượng sai phạm so với giấy phép đăng ký, tung ra thị trường, đầu độc sức khỏe người dân là sự báo động, lời cảnh báo trong vấn đề đảm bảo thực phẩm lành mạnh hiện nay.
Theo Báo Công lý

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

0911 577 889