Loading...

Doanh nghiệp và người lao động cần chia sẻ để vượt qua khó khăn do Covid 19

      Trong “tâm bão” Covid-19, nếu người lao động vẫn được quan tâm thì tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ phục hồi tốt hơn sau đại dịch. Tuy nhiên, trước khó khăn hiện hữu, cả hai phía doanh nghiệp và người lao động cần có sự chia sẻ, đồng thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng cần sớm đi vào thực tiễn. 

Theo thống kê, có 31,8/54 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Int)

Tại Diễn đàn đa phương 2020 với chủ đề “Ứng phó có trách nhiệm trong quản trị khủng hoảng: Chia sẻ kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19” diễn ra ngày 29/10, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo khảo sát, tỷ lệ người lao động bị ảnh hưởng công việc do đại dịch Covid-19 rất lớn, lên đến 31,8/54 triệu lao động.
Nhiều hệ lụy khi hàng triệu người mất việc làm. Ông Hiểu cho biết, trong đại dịch, hàng chục triệu người bị mất việc làm, giảm việc làm, giảm thu nhập, từ đó kéo theo một loạt vấn đề khác liên quan đến cuộc sống, niềm tin, quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có 2 vấn đề lớn nhất mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ ra. Thứ nhất là tâm lý người lao động sợ các chuyên gia nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc sẽ lây bệnh cho họ, nên ở một số doanh nghiệp có thái độ kỳ thị, không muốn làm việc với người nước ngoài.
Thứ hai là, một số gói hỗ trợ chưa thực sự đi vào cuộc sống, đặc biệt là gói hỗ trợ người lao động mất việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động. 
“Nhiều người lao động không hiểu do khó khăn về chính sách, thủ tục hồ sơ nên việc hỗ trợ chưa thể triển khai được”, ông Hiểu nói.
Trước những vấn đề trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phải giải thích, tuyên truyền, thậm chí là lắng nghe người lao động và gặp từng người lao động giải thích về mặt y tế, kỹ thuật và về chính sách chưa từng có tiền lệ nên chưa thể đi vào cuộc sống nhanh.
Theo các chuyên gia, những lo ngại, thắc mắc trên của người lao động hoàn toàn dễ thông cảm và chia sẻ, vì khi dịch bệnh bùng phát, cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chi tiêu trong các gia đình cho thấy, 60% các gia đình lao động được hỏi cho biết đã phải điều chỉnh kế hoạch chi tiêu; 68% số gia đình điều chỉnh giảm chi tiêu cho bữa ăn.
“Mất việc làm, giảm thu nhập có thể dẫn đến hệ lụy tín dụng đen, tìm việc làm bất hợp pháp...”, ông Hiếu nói.
Ở một góc nhìn khác, một số ý kiến cho rằng, trong đại dịch, người lao động mất việc làm, thu nhập sụt giảm là điều doanh nghiệp không mong muốn, vì chính họ cũng đang phải gồng mình “chống chọi” tìm cách giữ chân lao động.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, phần lớn doanh nghiệp không sa thải công nhân trong bối cảnh dịch, mà thực hiện giảm giờ làm, giảm lương, luân phiên việc làm. Cùng với đó, chuyển hướng vào lĩnh vực sản xuất những sản phẩm mà xã hội đang cần. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp dệt may tập trung may khẩu trang, đồ bảo hộ lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.
Sự sẻ chia từ hai phía. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP May Hưng Yên chia sẻ: “Trong khó khăn về đại dịch, nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải thỏa thuận với người lao động về việc cắt giảm lương thưởng".
Thực tế, người lao động cũng đã rất chia sẻ với lãnh đạo doanh nghiệp, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với chủ doanh nghiệp. Nhiều lao động cấp trung và cấp cao cho doanh nghiệp nợ lương, tình nguyện giảm lương của mình để dành phần lương đó cho người lao động có mức lương thấp.
Về phía doanh nghiệp, ông Huyn-Seung Park, Giám đốc An toàn, Sức khỏe và Môi trường của Tổ hợp Samsung Việt Nam cho hay, doanh nghiệp luôn đặt quyền lợi của người lao động cao hơn tính toán kinh tế. Samsung đã không ngừng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để giữ chân, đảm bảo an toàn cho người lao động.
“Hiện nay, Việt Nam đã bước vào giai đoạn “bình thường mới”, doanh nghiệp đặt “mục tiêu kép” là tiếp tục thực hiện biện pháp phòng chống dịch nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của toàn thể nhân viên, đồng thời nỗ lực duy trì sự ổn định sản xuất, giữ vững mục tiêu xuất khẩu. Đó cũng là cách để “giữ chân” người lao động”, ông Huyn-Seung Park nói.
Theo đánh giá của các chuyên gia, để vượt qua khó khăn hiện nay, yếu tố con người là rất quan trọng, doanh nghiệp nào có chính sách giữ chân được người lao động thay vì chỉ chú tâm đến lợi nhuận sẽ bước qua khủng hoảng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp đã phát triển lâu năm sẽ có nguồn quỹ dự phòng, trích từ nguồn quỹ này ra thì người lao động không bị thiệt thòi. Còn những doanh nghiệp nhỏ cần có sự hỗ trợ từ gói cứu trợ của Nhà nước.
Theo Chủ tịch VCCI, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, khó đòi hỏi gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền đủ lớn, nên cộng đồng doanh nghiệp cần gói hỗ trợ bằng cách thúc đẩy cải cách, đổi mới thể chế, môi trường kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
“Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết họ không cần tiền, chỉ xin cơ chế. Vậy nên một giai đoạn mới để tăng tốc cải cách thể chế, thủ tục hành chính sẽ là “vũ khí” quan trọng nhất cho doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, các chính sách cần được ban hành kịp thời, đảm bảo sự công bằng”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Tại Diễn đàn đa phương 2020 với chủ đề “Ứng phó có trách nhiệm trong quản trị khủng hoảng: Chia sẻ kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19” diễn ra ngày 29/10, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo khảo sát, tỷ lệ người lao động bị ảnh hưởng công việc do đại dịch Covid-19 rất lớn, lên đến 31,8/54 triệu lao động.
Nhiều hệ lụy khi hàng triệu người mất việc làm. Ông Hiểu cho biết, trong đại dịch, hàng chục triệu người bị mất việc làm, giảm việc làm, giảm thu nhập, từ đó kéo theo một loạt vấn đề khác liên quan đến cuộc sống, niềm tin, quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có 2 vấn đề lớn nhất mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ ra. Thứ nhất là tâm lý người lao động sợ các chuyên gia nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc sẽ lây bệnh cho họ, nên ở một số doanh nghiệp có thái độ kỳ thị, không muốn làm việc với người nước ngoài.
Thứ hai là, một số gói hỗ trợ chưa thực sự đi vào cuộc sống, đặc biệt là gói hỗ trợ người lao động mất việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động. 
“Nhiều người lao động không hiểu do khó khăn về chính sách, thủ tục hồ sơ nên việc hỗ trợ chưa thể triển khai được”, ông Hiểu nói.
Trước những vấn đề trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phải giải thích, tuyên truyền, thậm chí là lắng nghe người lao động và gặp từng người lao động giải thích về mặt y tế, kỹ thuật và về chính sách chưa từng có tiền lệ nên chưa thể đi vào cuộc sống nhanh.
Theo các chuyên gia, những lo ngại, thắc mắc trên của người lao động hoàn toàn dễ thông cảm và chia sẻ, vì khi dịch bệnh bùng phát, cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chi tiêu trong các gia đình cho thấy, 60% các gia đình lao động được hỏi cho biết đã phải điều chỉnh kế hoạch chi tiêu; 68% số gia đình điều chỉnh giảm chi tiêu cho bữa ăn.
“Mất việc làm, giảm thu nhập có thể dẫn đến hệ lụy tín dụng đen, tìm việc làm bất hợp pháp...”, ông Hiếu nói.
Ở một góc nhìn khác, một số ý kiến cho rằng, trong đại dịch, người lao động mất việc làm, thu nhập sụt giảm là điều doanh nghiệp không mong muốn, vì chính họ cũng đang phải gồng mình “chống chọi” tìm cách giữ chân lao động.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, phần lớn doanh nghiệp không sa thải công nhân trong bối cảnh dịch, mà thực hiện giảm giờ làm, giảm lương, luân phiên việc làm. Cùng với đó, chuyển hướng vào lĩnh vực sản xuất những sản phẩm mà xã hội đang cần. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp dệt may tập trung may khẩu trang, đồ bảo hộ lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.
Sự sẻ chia từ hai phía. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP May Hưng Yên chia sẻ: “Trong khó khăn về đại dịch, nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải thỏa thuận với người lao động về việc cắt giảm lương thưởng".
Thực tế, người lao động cũng đã rất chia sẻ với lãnh đạo doanh nghiệp, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với chủ doanh nghiệp. Nhiều lao động cấp trung và cấp cao cho doanh nghiệp nợ lương, tình nguyện giảm lương của mình để dành phần lương đó cho người lao động có mức lương thấp.
Về phía doanh nghiệp, ông Huyn-Seung Park, Giám đốc An toàn, Sức khỏe và Môi trường của Tổ hợp Samsung Việt Nam cho hay, doanh nghiệp luôn đặt quyền lợi của người lao động cao hơn tính toán kinh tế. Samsung đã không ngừng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để giữ chân, đảm bảo an toàn cho người lao động.
“Hiện nay, Việt Nam đã bước vào giai đoạn “bình thường mới”, doanh nghiệp đặt “mục tiêu kép” là tiếp tục thực hiện biện pháp phòng chống dịch nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của toàn thể nhân viên, đồng thời nỗ lực duy trì sự ổn định sản xuất, giữ vững mục tiêu xuất khẩu. Đó cũng là cách để “giữ chân” người lao động”, ông Huyn-Seung Park nói.
Theo đánh giá của các chuyên gia, để vượt qua khó khăn hiện nay, yếu tố con người là rất quan trọng, doanh nghiệp nào có chính sách giữ chân được người lao động thay vì chỉ chú tâm đến lợi nhuận sẽ bước qua khủng hoảng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp đã phát triển lâu năm sẽ có nguồn quỹ dự phòng, trích từ nguồn quỹ này ra thì người lao động không bị thiệt thòi. Còn những doanh nghiệp nhỏ cần có sự hỗ trợ từ gói cứu trợ của Nhà nước.
Theo Chủ tịch VCCI, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, khó đòi hỏi gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền đủ lớn, nên cộng đồng doanh nghiệp cần gói hỗ trợ bằng cách thúc đẩy cải cách, đổi mới thể chế, môi trường kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
“Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết họ không cần tiền, chỉ xin cơ chế. Vậy nên một giai đoạn mới để tăng tốc cải cách thể chế, thủ tục hành chính sẽ là “vũ khí” quan trọng nhất cho doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, các chính sách cần được ban hành kịp thời, đảm bảo sự công bằng”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Nguồn: Thời báo Kinh doanh
Ban biên tập An ninh 24h

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

0911 577 889