Loading...

Nhìn từ vụ cướp Ngân hàng Vietcombank chi nhánh quận Hải An- Tiếng chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng cả nước.

Gần đây những vụ cướp ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều. Có những vụ cướp manh động, táo bạo, nhưng cũng có những vụ cướp khá bi hài. Mặc dù rất ít trong các vụ cướp được thực hiện trót lọt nhưng đây cũng là tiếng chuông cảnh báo về tình hình an ninh, an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.

Các tập thể được UBND tỉnh khen thưởng về thành tích xuất sắc phá án tại Phòng giao dịch Vietinbank (xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành

Tội phạm khó “lẩn trốn”- Ngân hàng “khó” phòng bị

Vào ngày 7/1, Chi nhánh Vietcombank ở quận Hải An đã bị đối tượng Nguyễn Văn Nam (24 tuổi, trú tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) cầm súng đe dọa và cướp gần 3,5 tỷ đồng. Tới trưa ngày 9/1 thì Nam bị lực lượng chức năng bắt khi đang trốn trong một nhà nghỉ ở Thái Nguyên.

Đây được xem là vụ cướp ngân hàng gần nhất vừa xảy ra trên địa bàn cả nước và đang được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh.

Chỉ cần để ý một chút chúng ta cũng nhận ra không chỉ riêng vụ ở Vietcombank chi nhánh quận Hải An mà các vụ cướp ngân hàng ở Việt Nam trước đó đều có một đặc điểm chung là tất cả các nghi phạm gây án đều bị bắt sau khi gây án từ 3 đến 5 ngày.

Thực tế cho thấy, với thế trận an ninh nhân dân và với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, việc bắt được kẻ cướp ngân hàng chỉ là vấn đề thời gian.


Nhân viên Công ty dịch vụ bảo vệ INVICO Nghệ An diễn tập tình huống bắt cướp tại Ngân hàng MB 

Đặc biệt, với các điều kiện của thời đại 4.0 hiện nay kẻ cướp còn có thể bị lộ diện nhờ nhiều phương tiện hỗ trợ hiện đại như: Camera an ninh của người dân và các doanh nghiệp đặt trước nhà; camera CSGT tại các chốt giao thông; camera hành trình các xe di chuyển trên đường vào thời điểm ấy; tín hiệu điện thoại… Đối tượng cướp ngân hàng khó có cơ hội trốn thoát!

Mặt khác, khi xét về nguyên nhân xảy ra vụ cướp chi nhánh ngân hàng Vietcombank quận Hải An, cơ quan chức năng cũng nhận định do đối tượng là người có nhân thân không tốt, từng bị đưa đi trại giáo dưỡng năm 13 tuổi và rất ham mê xe phân khối lớn nên mới nảy sinh lòng tham mà phạm tội.

Ngoài ra, cũng có những phân tích chuyên sâu hơn cho rằng nguyên nhân vụ cướp có thể từ việc nhân sự tại điểm giao dịch, nhất là tại các phòng giao dịch của các ngân hàng khá mỏng, nhân viên bảo vệ chưa được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn về võ thuật cũng như trang bị công cụ hỗ trợ đầy đủ trong khi nhân viên ngân hàng không có hướng xử lý linh hoạt khi vụ cướp diễn ra.

Chưa tính đến phương án phòng chống cướp ngân hàng; hoặc nhân viên ngân hàng chưa được trang bị kỹ năng cần thiết liên quan đến xử lý tình huống có cướp ngân hàng.

Rất nhiều vụ cướp đã xảy ra trước đó cũng vì những nguyên nhân này khiến ngân hàng rất khó phòng bị. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao đã tìm được nguyên nhân nhưng vẫn chưa có các giải pháp khắc phục?

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn thường xuyên yêu cầu các ngân hàng phải tăng cường công tác giám sát, bảo vệ, đảm bảo an toàn tài sản tại nơi giao dịch; nhân viên bảo vệ phải có sức khỏe, nghiệp vụ để xử lý kịp thời các tình huống, không được rời vị trí trực và thực hiện đúng quy định khi thực thi nhiệm vụ; xây dựng phương án bảo vệ chống đột nhập, cướp tiền, tài sản dưới mọi hình thức. Thường xuyên tổ chức diễn tập tình huống cho nhân viên và bảo vệ ngân hàng….

Tuy nhiên những cảnh báo đó từ cơ quan quản lý dường như chưa đủ mạnh khiến các ngân hàng bắt buộc phải thực hiện đảm bảo an toàn một cách chủ động.

Ngân hàng cần phải làm gì?

Hiện nay, vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, phòng ngừa trộm cướp đã và đang là nhiệm vụ trọng tâm được Ngân hàng Nhà nước quán triệt triển khai trong toàn hệ thống.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tăng cường phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phương nhằm bảo đảm an toàn, an ninh nơi giao dịch; bảo vệ tiền, tài sản của ngân hàng cũng như của khách hàng; xây dựng phương án bảo vệ, chống đột nhập, cướp tiền, tài sản dưới mọi hình thức.
 

Thêm nữa, do đặc thù của ngành nghề là liên quan đến tiền nên vấn đề an ninh đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, mỗi ngân hàng, mỗi đơn vị kinh doanh đều tự trang bị cho mình những phương tiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho các hoạt động của mình.

Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan cũng sẽ giúp tháo gỡ các khó khăn đó, nhất là trong việc phối hợp với Cảnh sát để thực hiện công tác bảo vệ các xe tiền và kho tiền trong chương trình kho quỹ tập trung của Ngân hàng.

Ngoài ra, hệ thống ngân hàng và các đơn vị kinh doanh đặc thù cũng sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan công an ví dụ có thể kết nối hệ thống báo động tới cơ quan công an gần nhất để có thể phản ứng nhanh nhất có thể.

Bên cạnh việc đầu tư trang bị biện pháp an ninh như hệ thống cảm biến nhiệt, cảm biến hồng ngoại, hệ thống camera, hệ thống báo động... hoạt động 24/24h thì các ngân hàng cần chú trọng tới vấn đề đào tạo nghiệp vụ và các kỹ năng mềm cho nhân viên ngân hàng. Thực tế, một số nhà băng thường tổ chức các khóa đào tạo dành cho nhân viên của mình về cách ứng xử trong tình huống xảy ra cướp.

Thiết nghĩ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan công an cần có thêm những biện pháp để các ngân hàng nhận thức được rõ hơn và tuân thủ nghiêm chỉnh hơn trong công tác an toàn, an ninh trong giao dịch ngân hàng và bản thân các ngân hàng cũng phải nhận thức nghiêm khắc hơn vai trò đảm bảo an ninh để không còn xảy ra các vụ cướp ngân hàng nữa trong thời gian tới.

Hùng Lê
Nguồn: Báo Pháp luật

Mời các bạn theo dõi AN NINH 24H trên FB để dễ dàng tiếp cận được các thông tin chính thống đáng tin cậy nhất được chia sẻ từ  Anninh24h.com.vn

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

0911 577 889