Loading...

Tự tin thương hiệu trong tầm nhìn 2045

Các quốc gia đều phải vượt ngưỡng làm chủ thương hiệu để tự tin trở thành cường quốc.

Tự tin thương hiệu là chìa khoá nắm bắt thị trường thế giới, xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, thậm chí là xuất khẩu nông nghiệp.
Một số thương hiệu quốc gia của Việt Nam.
 

Thương hiệu quốc gia cần được tư duy rộng hơn cả về kinh tế, văn hoá và lịch sử… như Hàn Quốc đã làm được đối với kinh tế và văn hoá…

Việt Nam với bề dày lịch sử phát triển nông nghiệp, và nền văn hoá lâu đời, có thể chinh phục thị trường thế giới ngay từ chuỗi giá trị nông nghiệp...

Chiến lược này không đòi hỏi công nghệ cao cấp, hay dòng vốn dồi dào mà chủ yếu bằng sự tư tin và uy tín thương hiệu.

Nói như một vị lãnh đạo mới đây của Bộ Nông nghiệp về một thế hệ nông dân tri thức, không chỉ làm chủ nông nghiệp trong nước mà làm chủ nông nghiệp tự tin đi ra thế giới. 

Nhật Bản của thập niên 60-70 Hàn Quốc của thập niên 90 Trung Quốc trong thập kỷ gần đây… họ đều phải vượt qua ngưỡng tự tin thương hiệu quốc gia, trong tiến trình tạo dựng uy tín và lòng tin trên trường quốc tế.

Càng về sau, các quốc gia muốn vươn lên phải nhận lãnh thách thức và khó khăn lớn hơn, đòi hỏi năng lực sáng tạo mạnh mẽ và khác biệt hơn thi mới mong bám đuổi hoặc vươn lên dẫn đầu.

Điều cần lưu ý các lý thuyết kinh tế cổ điển tuy đóng góp nhiều bài toán cơ học nhưng lại có rất ít các giải pháp sáng tạo. Và kinh tế thương hiệu có thể làm được điều đó. 

Quá trình này chuyển tiếp từ sự thiếu tự tin về thương hiệu quốc gia, từ doanh nghiệp đến người dân và các nhà hoạch định chính sách. Chuyển sang trạng thái tự tin mạnh mẽ vào sức mạnh của chính mình kết tinh vào bản sắc thương hiệu. Chỉ đến khi hình thành sự tụ tin thương hiệu và lòng tin thương hiệu thì một quốc gia mới có thể trở thành cường quốc.

Sự tự tin và lòng tin thương hiệu hình thành và lan toả từ mỗi người dân cho đến tập đoàn kinh tế và lan toả sang cộng đồng quốc tế, tôn trọng, tôn vinh và hưởng ứng bằng những động thái kinh tế hay kinh doanh… 

Không có khái niệm nhỏ hay lớn về vật chất, vì bản thể thương hiệu là siêu hình. Từ xe hơi, máy bay cho đến hạt gạo hay cà phê, sản phẩm đặc sản địa phương, cho đến Phở hay Áo Dài, hay bản nhạc Hello Vietnam, hay các platform hoặc mạng 5G… đều có thể làm nên thương hiệu mang bản sắc quốc gia, hàm xúc giá trị kinh tế và văn hóa, khẳng định sự tự tin vào tự tôn quốc gia dân tộc cùng sự mến mộ của khách hàng toàn cầu. Các thực thể thương hiệu tồn tại đa dạng và phong phú, đôi khi bất ngờ như clip nhạc Ghen Cô-Vy.

Không có một phép màu kinh tế nào khác từ bên ngoài mang đến, ngoài sự tự tin và tự hào thương hiệu của chính quốc gia và dân tộc trong chiến lược và trí tuệ dựa vào sức mạnh nội tại. 

Các chương trình thương hiệu quốc gia cần lột xác về tư duy, không cần bám theo lý thuyết kinh tế xưa cũ, vì bản thân thương hiệu là một học thuyết kinh tế riêng biệt. 

Ngay cả chiến lược gia hiện đại đại như Michael Porter, như Philip Kotler hay Jack Welch… đều ngạc nhiên trước hiệu quả kinh tế thương hiệu với bản chất kinh tế của thương hiệu khác biệt rất nhiều với kinh tế học cổ điển. 

Không có khái niệm nhỏ hay lớn về vật chất, vì bản thể thương hiệu là siêu hình. Chẳng hạn không có một lý thuyết gia Nobel nào khuyên Hàn Quốc lấy điện ảnh và văn hoá để dẫn dắt kinh tế Hàn Quốc với những chuỗi giá trị liên hoàn đan xen, lấy giải thưởng điện điện ảnh Oscar làm đòn bẩy kinh tế như những năm vừa qua (với Tập đoàn CJ). 

Michael Porter có gợi ý rất nhiều về khác biệt hoá năng lực cạnh tranh quốc gia, nhưng ông không chỉ ra phương pháp luận sáng tạo nào khả dĩ để định vị thương hiệu khác biệt cho từng quốc gia.

Tương tự, không thể khẳng định quy mô kinh tế của một sản phẩm to lớn như xe hơi hay máy bay có thể đánh bại một chuỗi quán cà phê như Starbucks hay mạng lưới kinh doanh Amazon.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

BBT An ninh 24h
 

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

0911 577 889