Khi doanh nghiệp vào thế đường cùng
Sau loạt bài trên, Báo Đầu tư tiếp tục khởi đăng loạt bài “Lãng phí ngàn tỷ, xóa sổ cơ hội đầu tư ở khu công nghiệp” với tiếng kêu cứu mà các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất vừa gửi tới.
Nhưng đa số chủ doanh nghiệp đều đề nghị không nêu tên, bởi họ chung một nỗi sợ. Sợ bị “soi”, sợ bị “hành” do họ vẫn còn phải tới các cơ quan đó, bộ phận đó để cầu khẩn. Chỉ có số ít - là những chủ doanh nghiệp dường như đã tới đường cùng của tồn vong, đứng bên bờ vực phá sản - mới dám nói thẳng, nói rõ.
“Chiến trường” của doanh nghiệp là thương trường, không phải là việc “chiến đấu” với cơ quan quản lý. Đã làm doanh nghiệp, trách nhiệm vô hạn mà rủi ro vô cùng. Ở đó, họ có thể sống hoặc “chết” trên thương trường, cùng lắm chỉ oán trách mình yếu kém, hoặc không gặp thời thế.
Tất cả, như Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng kết, với 7 vướng víu đã khiến dự án liên quan tới đất đai “bất động”, gây thiệt hại theo hiệu ứng domino cho cả doanh nghiệp, Nhà nước và người dân.
Nguyên nhân tập trung vào 2 yếu tố chính. Đó là sự thiếu đồng bộ, thiếu liên thông của một số văn bản quy phạm pháp luật và nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình thực thi pháp luật.
Quy định pháp luật do con người đặt ra, tạo hành lang cho sự vận hành của chính con người trong xã hội, hướng tới các mục tiêu như phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xây dựng xã hội phồn vinh… Chính vì vậy, nếu một quy định nào đó hoặc mắt xích nào đó trong hệ thống pháp luật khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến dòng tiền không lưu thông, khiến Nhà nước thất thu, khiến người dân mất quyền lợi chính đáng… thì hẳn nhiên là không phù hợp.
Cán bộ công chức, đúng nghĩa là “công bộc”; cơ quan quản lý nhà nước, đúng nghĩa là “đồng hành” và hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp - “công bộc” hay doanh nghiệp - cơ quan quản lý, là mối quan hệ tương hỗ, thậm chí là “win-win”, chứ không phải đối thủ của nhau.
Nên nếu để doanh nghiệp phải uất nghẹn kêu cứu vượt cấp, phải uất nghẹn viết trong đơn “chúng tôi gần như không còn tinh thần và đang trong tình trạng kiệt sức”, hay phải thốt lên giữa hội nghị rằng “chúng tôi nản tới mức đang xem xét có tiếp tục làm dự án nhà ở xã hội nữa hay không”, khi đó dù biện minh thế nào, thì cung cách đối xử của “công bộc”, quy trình xử lý sự vụ của cơ quan quản lý chắc chắn đang có vấn đề, cần phải khẩn trương xem xét lại.
Song với doanh nghiệp, dù đã bị dồn tới bờ vực, dù khủng hoảng niềm tin, thì họ vẫn mong chờ “tia sáng cuối đường hầm” khi kêu để mong được cứu.
Quy định do con người đặt ra, cũng có nghĩa, con người là chủ thể có thể thay đổi quy định nếu không phù hợp với thực tiễn. Càng phải thay đổi nhanh hơn, nếu quy định đó triệt tiêu sự phát triển, cản trở tương lai. “Công bộc” lại càng không thể vô tri, vô cảm.
Nên với thực trạng mà doanh nghiệp bất động sản nói riêng, sản xuất - kinh doanh liên quan đất đai nói chung đã, đang gặp phải, đang khốn khổ, thì việc điều chỉnh quy định pháp luật càng cấp bách hơn, càng phải nhanh hơn, càng phải đồng bộ hơn.
Doanh nghiệp chính là “xương sống” của nền kinh tế. Thể chế nào, doanh nghiệp ấy, đừng để sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của một bộ phận công chức “hạ gục” tinh thần kinh doanh đang lên của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Theo Ngô Sơn - Báo Đầu tư
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
-
Có hiện tượng nhân viên Heineken yêu cầu đại lý hạn chế bán sản phẩm của Sabeco
-
300 doanh nghiệp tham gia Hội nghị 'Kết nối giao thương - Xúc tiến đầu tư' Nghệ An năm 2021
-
Công bố báo cáo thương niên PCI 2020
-
Tranh chấp kinh phí bảo trì chung cư: Bài toán đã có lời giải
-
Nhiều thách thức trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam
-
Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị đầu tư Dự án cảng hàng không Quảng Trị
-
Hà Tĩnh: Thu hút 18 dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước
-
ARITA tuyển dụng
-
Sữa tươi chứa tổ yến của Vinamilk xuất ngoại sang Singapore
-
Sữa tươi chứa tổ yến của Vinamilk xuất ngoại sang Singapore
-
Đón nhận nhiều dự án tỷ đô, Việt Nam tiếp tục là một điểm đến an toàn và hấp dẫn
-
Đà Nẵng hướng tới phát triển tàu điện ngầm
-
Những đại dự án trọng điểm của Vinhomes trong năm 2021
-
Doanh nhân Lê Minh Trí bị “bán trộm” dự án Thanh Long Bay?
-
Tỉnh Nghệ An trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh dự án Khu công nghiệp WHA
-
Tự tin thương hiệu trong tầm nhìn 2045
-
Tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tăng mạnh trong tháng 3
-
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An: Tăng cường phòng chống Covid-19, nâng chất lượng khám chữa bệnh
-
Việt Nam “Miền đất hứa” cho các thương hiệu quốc tế
-
Bầu Đức nhiều lần “cưỡi cọp”
-
Chân dung những `nữ tướng` đầy bản lĩnh trên thương trường Việt Nam
-
Doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo - CEO King Coffee được nhận giải thưởng Doanh nhân truyền cảm hứng toàn cầu năm 2020.
-
Công ty vắc xin hàng đầu trên đường vào top "vương" ROE
-
Công ty vệ sỹ INVICO giới thiệu dịch vụ bảo vệ năm 2021
-
Công ty vệ sĩ INVICO hưởng ứng chương trình “Tết vì người nghèo” xuân Tân Sửu
-
Công ty INVICO tổ chức hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021
-
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
-
INVICO chú trọng kỹ năng giao tiếp trong huấn luyện nhân viên bảo vệ
-
Grab đẩy trách nhiệm thuế cho tài xế là không phù hợp
-
Điểm sáng kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam
-
Xu hướng phát triển chung cư ở TP. Vinh, Nghệ An
-
Nghệ An: Tổ chức diễn đàn "Công an lắng nghe ý kiến doanh nghiệp..." trên địa bàn Thành phố Vinh
-
Nhiều người “trắng tay” vì doanh nghiệp lừa huy động vốn
-
Mô hình kinh doanh "Kim tự tháp"
-
Công ty vệ sĩ INVICO cung cấp dịch vụ bảo vệ tại Nghệ An, Hà Tĩnh