Loading...

Dìu dặt xứ Lường

Về với Đô Lương những ngày đầu năm 2021, được diện kiến tầm vóc hiện đại nơi Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống mà hoài nhớ về miền đất thấm đẫm huyền sử này. Một phía là non nước hữu tình, thế đất dáng sông với bao kỳ thú. Phía nữa lại là con người xứ Lường xưa, Đô Lương nay vẫn luôn chăm chỉ, năng động để làm giàu, để đi tới mà vượt mọi khuôn khổ hữu hạn. Việc xây dựng và đưa TTTM Đô Lương đi vào hoạt động hẳn sẽ thêm một điểm nhấn nơi đây, tạo đà lớn để Đô Lương đi tới, bước tiếp những bước rộng dài phía trước…

 

 

Non nước gọi mời
 

Vùng đất Đô Lương từ xưa cho tới nay vốn vẫn được coi là chốn tụ địa của nhiều danh thắng, cảnh quan bởi thế núi dáng sông đã tạo nên một vùng đất nhiều truyền thuyết. Trải qua năm tháng điệp trùng, xứ Đò Lường  tấp nập xưa vẫn còn mãi cho đến tận bây giờ. Và bởi vậy, ngoài nhiều thế mạnh về buôn bán, làng nghề, tằm tang canh cửi, xứ Lường còn rất nhiều tiềm ẩn thú vị cho du khách mỗi khi tìm về.
 

Muốn ăn khoai sọ chấm đường

Xuống đây mà ngược Đò Lường cùng anh

Đò Lường bến nước trong xanh

Gạo ngon, lúa tốt bến thành ngược xuôi”.
 

Không phải ngẫu nhiên mà câu ca xưa đã đưa xứ Lường vào như một vùng đất trù phú, cảnh đẹp, người hay. Bởi mãi đến gần đây, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập "trên bến, dưới thuyền" một thủa. Nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Đô Lương được xem như một điểm nối cho các huyện đồng bằng với các huyện miền núi, đồng thời tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng: Đường 7A, 15A, và đường 46. 

 

Đất rộng, người đông, địa hình phức tạp, vừa có đồng bằng vừa có miền núi, vừa có vùng ven sông, vừa có vùng bán sơn địa, mỗi vùng có những đặc điểm sinh thái riêng tạo nên một Đô Lương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hang Mắt Trắng, đập Đá Bàn (Bài Sơn), đập Khe Du (Hoà Sơn), đập Khe Ngầm (Lam Sơn), suối nước khoáng nóng (Giang Sơn), Bãi Bồi (Tràng Sơn), lèn đá Thung (Trù Sơn). Những thắng cảnh thiên nhiên là những công trình kinh tế phục vụ đời sống con người, nằm cạnh các khu văn hóa như Đền Quả, Đền Đức Hoàng, nhà thờ Nguyễn Cảnh, Thái Bá Du, khu di tích Truông Bồn, và cạnh các vùng núi đá, đập Ba ra Đô Lương, Cống Mụ Bà..v.v...tạo thành khu du lịch văn hoá, sinh thái hấp dẫn. Không chỉ vậy, các món ẩm thực ở Đô Lương mang hương vị đặc sản đồng quê từ xa xưa đã trở thành đặc sản thấm đẫm hương vị làng quê hồn hậu, chất phác cho đến tận bây giờ.

Đô Lương từ xưa đến nay còn là vùng đất văn hoá, nổi tiếng hiếu học, chính những tên đất, tên làng Bạch Ngọc, Văn Khuê, Văn Lâm, Văn Tràng, Rú Bút, Hòn Nghiên, Hòn Mực.v.v...từ lâu đã được nhân dân hình tượng hoá thể hiện sự khát vọng vươn tới và thích học hành, đỗ đạt khoa bảng, với triết lý “học để biết, biết để làm người” điều đó lại được chắt lọc chưng cất qua bao thế hệ trở thành truyền thống hiếu học và tôn trọng nhân tài của nhân dân Đô Lương ngày nay.

Giờ đây, khi về với Đô Lương, khách xa muốn được giới thiệu về những nét hay, nét đẹp của một vùng non nước xứ Lường đã đi vào câu ca xưa "Đô Lương dệt gấm thêu hoa/Quỳnh Đôi tơ lụa, thủ khoa ba đời", thì hẳn không chỉ các nhà làm du lịch của huyện, mà bất cứ người dân nào ở vùng đất khoáng đạt, hiếu khách này cũng sẵn sàng chỉ cho bạn những nơi đáng để đến giữa bao nhiêu tầng tầng, lớp lớp văn hóa cổ kính chốn này.

 

 

 

 

 

Bây giờ, ngược lên xứ Lường đã có nhiều tuyến đường mới, hiện đại, tráng nhựa thênh thang cho xe chạy chứ không phải chỉ bằng chuyến đò trên sông như thủa trước. Nếu đi theo đường QL 46, ngược lên đường 15 A, từ Vinh lên khoảng chừng 45km, điểm dừng chân đầu tiên của ta sẽ dừng lại ở khu DTLS Truông Bồn, nơi từng được coi là "túi bom, cửa tử" một thời khốc liệt trong chiến tranh chống Mỹ, cũng là nơi chứng kiến biết bao hy sinh, mất mát của các đơn vị TNXP xứ Nghệ, mà cao nhất là khúc tráng ca của 12 cô gái Truông Bồn khi ngã xuống. Đi dọc theo QL 15A về huyện, chúng ta sẽ đi qua những cung đường uốn lượn núi đồi trên vùng đất bán sơn địa Mỹ Sơn, Nhân Sơn...qua những sầm uất thời mở cửa vùng quê thời đổi mới, để rồi về đến cụm tượng đài binh biến Đô Lương, ghi lại sự kiện ông Đội Cung đã làm một cuộc binh biến chống lại thực dân Pháp ngày 13/1/1941, cũng là về với thị trấn Đô Lương trù phú, hiện đại và đầy sắc màu năng động của thời kinh tế thị trường để tạm nghỉ trước khi tiếp tục khám phá. Còn nếu đi từ QL1A, ngược lên theo QL 7, chúng ta sẽ ghé thăm đình Phú Nhuận (Đặng Sơn), rồi ghé qua đình Lương Sơn, đây là một DTLS cấp quốc gia, thời kỳ 1930-1931, thực dân Pháp đã hành quyết 7 chiến sỹ cách mạng của chúng ta tại đây. Tuyến đường này, chúng ta cũng có thể thăm vườn cò ở xã Hòa Sơn (cách thị trấn 7 km), nằm cạnh đường QL, ngược lên thăm hồ Đá Bàn, quy mô hơn 130 ha, một điểm du lịch sinh thái đang được triển khai ở xã Bài Sơn. Rồi từ đó, ta cùng xuôi về Yên Sơn để đến với 2 DTLS cấp QG là nhà thờ Thái Bá Du và đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông.

 

Nếu xuất phát từ thị trấn, ta sẽ lên với đền Quả Sơn (Bồi Sơn) cách chừng 7km đường nhựa . Ngôi đền này được xem là ngôi đền linh thiêng thứ nhì trong 4 đền thiêng nhất của xứ Nghệ-Tĩnh xưa "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, người được coi đã có công khai phá châu Nghệ An từ năm 1044, trong lễ hội đền năm 2010 này, bên cạnh hàng vạn du khách đến từ trong và ngoài nước, có cả ông Lý Xương Căn, cháu đời thứ 31 của hoàng tử Lý Long Tường, cũng về đây dự lễ hội. Cũng trong tuyến đường này, du khách có thể quay về thăm đập bara Đô Lương, một công trình đại thủy nông vào thời điểm đó, công trình này đã cung cấp nước tưới cho đồng ruộng nhiều huyện như: Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn…Điều đặc biệt là công trình này được thiết kế bởi hoàng thân Xuphanuvông (Lào) lúc đó đang là một kỹ sư Giao thông Công trình học tại Pháp, và bản thiết kế này chính là đồ án tốt nghiệp của ông. 

 

Đến với non nước xứ Lường không chỉ một vài ngày thoáng qua, mà vùng đất này sẽ níu kéo bạn bởi nhiều tầng nấc văn hóa trầm tích, gìn giữ qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, và cũng vì lòng hiếu khách đến hồn hậu của con người chốn này.

 

 

 

 

Đô Lương ngày mới

Miền đất “địa linh nhân kiệt” Đô Lương tiếp nối truyền thống ngàn đời xưa, nay đang ngày càng khởi sắc. Trong đó, Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống Đô Lương hiện đang được hoàn thiện với tiến độ thần tốc, dự kiến sẽ sớm trở thành điểm nhấn trong văn hóa xã hội, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế huyện Đô Lương vào đầu năm 2021.

TTTM kết hợp chợ truyền thống Đô Lương là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An, được đầu tư với số vốn lên đến 330 tỷ đồng. Được khởi công xây dựng từ tháng 12/2019, dự án Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống Đô Lương có tổng diện tích 3,44 ha, thiết kế hiện đại trên quy mô 1.338 kiot, quầy hàng, sạp hàng làm điểm kinh doanh và một số khối kiot cao 3,5 tầng. Đến nay sau hơn 12 tháng thi công, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành và dự kiến sẽ bàn giao đưa vào sử dụng đầu năm 2021, trước dịp Tết nguyên đán Tân Sửu. Đánh giá thực tế từ khách mời và tiểu thương cho biết đây là dự án có chất lượng vượt kỳ vọng cùng tiến độ xây dựng nhanh nhất từ trước đến nay tại huyện Đô Lương.
 

 

 

 

Chợ mới sau khi đi vào hoạt động sẽ đóng vai trò chợ đầu mối phía Tây Nghệ An, cung cấp hàng hóa cho ít nhất 6 huyện lân cận của Đô Lương là Tân Kỳ, Anh Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành, Thanh Chương, đẩy mạnh nguồn thu cho bà con tiểu thương đồng thời là bệ phóng phát triển nền kinh tế huyện Đô Lương.
 

Mới đây nhất, ngày 11/12, TTTM Đô Lương đã làm lễ cất nóc, ngoài cất nóc 2 đình chợ có tổng diện tích 10.000 m2 và khai trương kiot, chủ đầu tư còn tổ chức khánh thành đường gom với chiều rộng 21m, dài 320m. Đây là tuyến đường được chủ đầu tư thực hiện sát Quốc lộ 7, góp phần nâng tổng chiều rộng tuyến đường qua khu vực TTTM kết hợp chợ truyền thống Đô Lương lên 57m, là trục đường lớn nhất của huyện Đô Lương, xứng tầm ngôi chợ đầu mối của huyện và toàn vùng Tây Nghệ An.
 

Thông tin từ phía chủ đầu tư, có 95% kiot 3,5 tầng đã được bà con tiểu thương đăng ký và rất mong muốn, chờ đợi được chuyển vào kinh doanh tại chợ mới. Trong tháng 12 này, chủ đầu tư cũng sẽ tổ chức cho tiểu thương đăng ký vào kiot bên trong đình chợ để sớm ổn định công việc kinh doanh.
 

Ông Nguyễn Công Minh, đại diện chủ đầu tư dự án khẳng định: “Dự án dự kiến sẽ bàn giao trong quý I/2021. Sau khi hoàn thiện, ban quản lý chợ cũ sẽ cùng CĐT xây dựng TTTM kết hợp chợ Đô Lương trở thành ngôi chợ sầm uất nhất Tây Nghệ An, cùng đồng hành với bà con trong mọi hoạt động kinh doanh cũng như đóng góp vai trò không nhỏ để phát triển huyện Đô Lương giàu mạnh”.
 

Chợ là nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đồng thời tạo công ăn việc làm, gia tăng cơ hội sinh kế cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách. Theo Quyết định 6481/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, hiện nay Việt Nam đã có 14 chợ đầu mối hiện hành, đưa ra kế hoạch cải tạo nâng cấp 19 chợ đầu mối từ nay tới 2025 và xây dựng mới 55 chợ đầu mối.

 

Có dịp được tham quan công trường dự án TTTM kết hợp chợ truyền thống Đô Lương, chị Nguyễn Thị Tâm (xã Tràng Sơn, Đô Lương) chia sẻ cảm xúc phấn khởi: “Tôi hiện đang buôn bán hoa quả tại chợ Đô Lương cũ, nhưng vì hệ thống PCCC và chống nóng, chống mưa của chợ không đảm bảo, điều kiện buôn bán rất khó khăn. Được biết chợ mới được đầu tư bài bản về xây dựng cũng như quản lý nên những tiểu thương chợ cũ như tôi đã đăng ký các kiot, hi vọng sau này việc buôn bán sẽ đỡ vất vả và có nhiều khách hơn, gia tăng nguồn thu nhập”.
 

Ông Trần Đức Tuấn (xã Đặng Sơn, Đô Lương) cho biết: “Tôi có con gái hiện đang ở Hàn Quốc và dự kiến sắp tới sẽ về Việt Nam và kinh doanh tại chợ. Tôi thấy TTTM kết hợp chợ truyền thống Đô Lương có vị trí đẹp ngay quốc lộ 7, quy mô lớn, các hệ thống PCCC và ATVSTP đều đảm bảo. Đặc biệt dự án thi công rất nhanh chóng, các công nhân làm việc cẩn thận, công trình được sử dụng những chất liệu tốt nên tôi hoàn toàn yên tâm”.
 

Cũng trong dịp lễ cất nóc công trình, ông Hoàng Văn Hiệp - Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng và thẩm mỹ công trình. Ông đồng thời khẳng định đây là một trong những công trình trọng điểm nhằm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện Đô Lương, cũng như để sớm xây dựng thị trấn sớm trở thành đô thị loại 4 và tiến tới Thị xã trong thời gian tới.

 

Nhớ xưa, từ “Đô Lương” là gọi trệch đi từ chữ  “Do Luong” (Đò Lường) theo văn bản chữ không dấu thời Pháp thuộc. Sông Lam lở bồi mấy trăm năm lại nay được “trang điểm” ven hữu ngạn đoạn qua Đô Lương bây giờ một bến đò Lường một thời nhộn nhịp bán mua của người bản địa với thuyền nhân từ quê Trạng Lường Lương Thế Vinh ở Nam Định vượt bể, ngược sông lên. Bến đò Lường có tên từ bấy.
 

Cũng nơi đây, dọc theo những con đường ven sông từ đập Ba-ra Đô Lương xuôi xuống mạn bến đò Lường xưa từng in dấu chân quân khởi nghĩa Lam Sơn của Bình Định vương Lê Lợi thần tốc hành quân để có “Trận Bồ đằng sấm vang chớp giật/Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Cách không xa bến Lường xưa còn có đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (đời Hậu Lê) được coi là một trong những bậc khai tổ dòng họ Nguyễn Cảnh ở đây mà đời nào cũng dày phúc ấm khoa bảng, công trạng với quê hương đất nước.

 

Đất xưa, uy linh một thủa. Chốn nay, con cháu lại đời đời làm rạng danh tiên tổ bằng những bước đi vững chãi, tự tin. Một tâm thế Đô Lương đã định hình. Một Đô Lương đầy mạnh mẽ đang đi tiếp, nối gót hào khí các bậc tiên hiền khai dân, lập đất…

 

 

 

Trung tâm thương mại Đô Lương:

Hỗ trợ chuyển địa điểm kinh doanh:

- Hỗ trợ 3 triệu đồng mỗi điểm kinh doanh để di chuyển từ chợ cũ sang chợ mới.

- Hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng trong 12 tháng liên tiếp kể từ ngày bàn giao sản phẩm.

- Miễn phí gửi xe và phí vệ sinh môi trường trong vòng 12 tháng.

- Đối với vị trí kinh doanh tại chợ Đô Lương mới, tiểu thương sẽ được sắp xếp, bốc thăm vị trí mới tương đương với vị trí cũ, theo phương án bố trí ngành hàng được duyệt.

- Không phải đấu giá quyền thuê quầy hàng, sạp hàng, điểm kinh doanh. Được đảm bảo chắc chắn tiếp tục kinh doanh lâu dài tại chợ Đô Lương mới theo ngành hàng đăng ký bằng phiếu mẫu với chủ đầu tư.

- Được giảm giá thuê quầy hàng, sạp hàng so với giá gốc được phê duyệt; Được bốc thăm chọn chỗ theo vị trí phân loại sắp xếp.

- Nếu khách hàng vay vốn tại Ngân hàng để thuê điểm kinh doanh, thì chủ đầu tư sẽ hỗ trợ 100% lãi suất kể từ ngày vay đến ngày nhận bàn giao sản phẩm. Với mức vay tối đa 70% giá trị của điểm kinh doanh (trong trường hợp này không được hưởng mức chiết khấu cao). Khách hàng phải cung cấp hồ sơ và hợp đồng vay vốn cho chủ đầu tư.

- Được tự động gia hạn thời gian thuê thêm 50 năm ngay sau khi hết thời gian thuê trong chu kỳ đầu tiên của dự án (đến năm 2067), nếu dự án vẫn được duy trì quy hoạch chợ mà không phải đóng thêm tiền thuê ki ốt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trần Hải - Nhiepanhdoisong.vn

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

0911 577 889