Loading...

Xe tăng tác chiến điện tử 'quái vật' được mổ xẻ sau khi bị bắt sống

Các chuyên gia Ukraine đã tháo rời và nghiên cứu tổ hợp tác chiến điện tử (EW) được gắn dày đặc trên nóc tháp pháo xe tăng T-72B3 của Nga.

Thiết bị tháo rời từ chiếc T-72B3 có biệt danh "Quái vật tác chiến điện tử" vừa bị bắt sống được nghiên cứu bởi một sĩ quan Quân đội Ukraine, đồng thời là chuyên gia liên lạc vô tuyến có tên Serhii Beskrestnov, người thường biết đến với ký hiệu cuộc gọi là "Flash".

Chiếc xe tăng mang dày đặc các tổ hợp EW này trên tháp pháo đã bị các chiến binh của Lữ đoàn tác chiến đặc biệt Azov bắt giữ trong trận chiến gần khu định cư Terna ở vùng Donetsk.

Sau khi trận chiến kết thúc, các binh sĩ Lữ đoàn Azov đã kéo chiếc xe tăng T-72B3 bị hạ gục của Nga ra khỏi trận địa.

Người Nga đã bảo vệ cỗ chiến xa bằng cách kết hợp nhiều tổ hợp tác chiến điện tử cùng lúc. Bằng cách này, họ hy vọng chiến xa của mình sẽ "miễn nhiễm" máy bay không người lái FPV của Ukraine.

 

Tất cả các hệ thống EW đều được gắn vào tháp pháo bằng một sợi dây và được cung cấp năng lượng từ một máy phát điện chạy xăng. Sự kết hợp như vậy đồng thời tạo ra nhiễu trên hầu như tất cả các dải tần hoạt động phổ biến của FPV.

Tuy nhiên, các binh sĩ Ukraine đã tìm cách bắn trúng chiếc xe tăng này bằng máy bay không người lái có hệ thống dẫn đường trang bị trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo chuyên gia Flash, thiết bị EW cơ bản bao gồm 6 ăng ten và 6 module riêng lẻ: 2 ăng ten 800 MHz, 900 MHz và 2,4 GHz, 2 module 50 W. Các ăng ten được định hướng theo góc 60 - 70°.

Các thiết bị điện tử điện tử không có khả năng làm mát chủ động đã được sử dụng cho nên thiết kế phải có bộ tản nhiệt. Nguồn gốc của các module nhiễu là từ Trung Quốc, chúng được cấp nguồn bằng ắc quy 28 V.

Các module tác chiến điện tử gắn trên xe tăng Nga bị binh sĩ Ukraine tháo ra để khai thác bí mật.

 

Chuyên gia Serhii Beskrestnov đã đánh giá khả năng của toàn bộ hệ thống EW được cài đặt như sau:

"Chúng có thể triệt tiêu kênh điều khiển vô tuyến của máy bay không người lái như chiếc Mavic ở khoảng cách 500 - 800 mét và UAV cảm tử dạng FPV với ExpressLRS (kênh điều khiển vô tuyến nguồn mở) - từ cự ly 50 - 150 mét tính từ xe tăng".

"Bởi vì máy bay không người lái có thể được điều khiển ở nhiều dải tần khác nhau nên người Nga đã bổ sung thêm nhiều tần số hơn cho thiết bị gây nhiễu".

"Điều này được thực hiện với ăng ten thiếc cắt bằng laser để có chi phí tối thiểu và kết hợp với máy gây nhiễu nguồn gốc Trung Quốc. Thiết bị này hoạt động ở băng tần 700 MHz tới 5,8 GHz và có hình khối".

Ông Beskrestnov không bình luận về tất cả các tính năng của thiết bị và không chỉ rõ những nhược điểm với báo chí, chỉ có quân đội mới nhận được thông tin đầy đủ.

 

"Tôi sẽ không công khai bày tỏ quan điểm của mình và một số sắc thái liên quan đến sản phẩm này. Bởi vì tôi không muốn đưa ra lời khuyên cho đối phương để họ cải tiến. Tất cả các lỗ hổng của khí tài sẽ nằm trong báo cáo”, quân nhân Ukraine nói rõ.

Theo Militanyi

 

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/xe-tang-tac-chien-dien-tu-quai-vat-duoc-mo-xe-sau-khi-bi-bat-song-post678995.html

 

Chia Sẻ :

Tags:,

Tin cùng danh mục

0911 577 889